Phẩm chất người lao động Việt

Phẩm chất người lao động Việt

Thứ năm, 28/09/2023

Những ngày đầu trải nghiệm làm thuê tại n việc nên khi bị người giám sát nhắc nhở, em một nông trại dâu tây ở Úc, một người em là người mới, do chưa bắt kịp tác phong làm đã vô tư giải thích: “Tôi đã hái trái với tốc độ ngang tầm mấy bạn kia...”. Thế là em ấy nhận được ngay lời đáp: “Việc của bạn không liên quan tới người khác. Mỗi người mỗi vấn đề, bạn không nên so sánh”.

Thật vậy, người lao động cũ như tôi vốn đã hiểu ra rằng, ta không nên so sánh bản thân mình với bất cứ ai. Trong công việc, lẽ thường thì không ai muốn làm khó ai, nhưng dù là người quản lý hay người dưới quyền thì cũng đều chịu những áp lực về kỹ năng, hiệu suất... Hơn hết, mỗi người cần hiểu việc mình làm, khi nhận được sự nhắc nhở cải thiện thì hãy cố gắng tạo ra những thay đổi trông thấy để được ghi nhận. May mắn là người em kia đã mau chóng “hiểu chuyện” để dần dà có kinh nghiệm hơn nên công việc cũng thuận lợi hơn. Thành theo p

Thật ra, người trẻ Việt Nam lao động ở Tây Úc quy tụ như một quân đoàn, hăng hái làm việc tại các nông trại. Tu không có sức vóc vạm vỡ hơn người nhưng họ có những lợ thế nhất định nhờ sở hữu những đức tính: chăm chỉ, cầu cù, nhanh nhạy, tháo vát... Họ có thể được giới thuê “đ dành” công việc cho là nhờ họ không có tư tưởng hay tá phong “câu giờ”. Họ chịu khó, cầu tiến, biết việc, biết hạn chế làm phiền hay nhờ vả người khác, vì thế, giới thuê lao động không phải tốn nhiều thời gian đào tạo, nhắc nhở... Nếu kiên vững với làm nông, họ hoàn toàn có thể kiếm sống với mức thu nhập tốt. Bởi công việc nơi đây tương đối đều đặn, bốn mùa luân phiên: mùa hè - thu tỉa cành, lá nho rồi thu hoạch trái; mùa đông cắt, cuốn cành nho; mùa xuân - hè thu hoạch dâu tây, việt quất... Những công việc tưởng chừng nhẹ nhàng ấy đều đòi hỏi về kỹ năng để đảm bảo làm việc có hiệu quả về tốc độ, sản lượng... Như những cuộc đua lành mạnh, họ đoàn kết, bảo ban nhau cố gắng tiến bộ. Nhiều người không chỉ hiểu việc mà còn đặt cả cái tâm vào đó nên họ được tin cẩn và trọng dụng.

Cũng có những công việc thách thức sức vóc người Việt. Cũng có những gương mù gương xấu như thói yêu sách, lươn lẹo..., làm nhiễu hình ảnh người Việt Nam. Song, cũng không thiếu người có xuất thân là du học sinh, là người làm việc theo diện được bảo lãnh, là người kết hôn với người bản xứ..., họ hoàn toàn có thể tự hào khi mang những nét bản sắc độc đáo của người Việt để hòa nhập nơi xứ người.

Người Việt ta có câu đúc kết kinh nghiệm: “Trăm hay không bằng tay quen”. Ở chốn làm nào thì cũng đều cần đến những “tay quen” - những người biết nỗ lực hàng trăm hàng ngàn lần để trở nên thuần thục. Và không có nỗ lực nào là không được đền đáp, ghi nhận. Khi “tay quen”, t nhất định có công ăn việc làm trong tầm tay. Teen

Theo TRẦN DUY THÀNH - Báo Kinh tế Sài Gòn

Bài viết mới nhất

Zalo
Hotline
+84982663849