Không thể cứ vin vào tình hình khó khăn để nợ lương kéo dài

Không thể cứ vin vào tình hình khó khăn để nợ lương kéo dài

Thứ hai, 25/09/2023

Tình trạng cơ quan, doanh nghiệp nợ tiền lương của công nhân, của người lao động kéo dài diễn ra trong thời gian gần đây thật sự rất đáng để quan tâm. Có cả những đơn vị nợ tiền lương dài cả năm trời, dẫn đến người lao động phải tập trung lại, căng cả băng rôn lên tiếng đòi tiền lương.

Thực tế cho thấy tình hình khó khăn chung khiến nhiều cơ quan, doanh nghiệp lâm vào cảnh cầm cự và không có doanh thu, không còn quỹ lương để chi trả lương công nhân, nhân viên, và tất nhiên chậm luôn việc giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Vấn dê đáng nói hơn như tôi được biết là có cả những đơn vị không quá khó khăn, thậm chí vẫn có lợi nhuận và có thể cân đối quỹ tiền lương, nhưng đã lợi dụng tình hình khó khăn chung để chây ì việc thực hiện nghĩa vụ trả lương và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.

Bản thân tôi đã từng trong hoàn cảnh bị nợ tiền lương kéo dài trong nhiều tháng nên rất thấu hiểu nỗi khổ của người lao động. Với rất nhiều người, khoản tiền lương hàng tháng tại nơi họ đang làm công là khoản thu nhập duy nhất. Việc bị ng lương kéo dài khiến họ bị tắc nguồn trang trải chi phí cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình. Có người không thể chờ đợi đành phải “bỏ của chạy lấy người" (quyết định nghỉ việc) để lo chạy kiếm công việc mới. Có người buộc phải “vay nóng” từ các kênh cho vay phi chính thống với lãi suất “cắt cổ” chỉ mong có đồng tiền để giải quyết những nhu cầu bức thiết trước mắt.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật lao động, nếu cơ quan, doanh nghiệp chậm chi trả lương cho người lao động từ 15 ngày trở lên thì phải đền bù cho người lao động một vi khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi lân của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng (nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương) công bố tại thời điểm trả lương.

Ngoài ra, hành vi trả lương không đúng hạn, nợ lương kéo dài còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2, điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt đối với vi phạm quy định về tiền lương. de Theo đó, tùy theo mức độ vi phạm, mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng dành cho hành vi vi phạm đối với từ 01 người lao động cho đến 301 người lao động trở lên.

Đề nghị các cơ quan chức năng như thanh tra sở/phòng lao động do thương binh và xã hội, các liên đoàn lao động các cấp, cơ quan bảo hiểm xã hội... cần tăng cường kiểm tra tính chấp pháp của các cơ quan, ỗi doanh nghiệp trong việc thực hiện át nghĩa vụ trả lương cũng như các chế độ, chính sách đối với người là lao động, nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động cũng ng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp và Có chính đáng về tiền lương của người tải lao động.

Bên cạnh đó, để nâng cao tính chấp ệc pháp, cơ quan có thẩm quyền cũng cần xem xét sửa đổi, bổ sung những ng quy định của pháp luật theo hướng Có tăng nặng các mức phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về chậm trả lương người lao động.

Theo NGUYỄN ĐƯỢC - Báo Sài Gòn Giải Phóng - Đầu tư tài chính

Bài viết mới nhất

Zalo
Hotline
+84982663849