Hiểu về người lao động

Hiểu về người lao động

Thứ tư, 26/04/2023

CEO kỳ vọng gì với nguồn nhân lực hiện tại khi bối cảnh kinh tế đổi chiều liên tục? Hiểu về người lao động là một trong những đòi hỏi cấp thiết hiện nay, theo ông Bùi Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT DKHR Partner chia sẻ tại buổi thảo luận dành cho CEO, giám đốc nhân sự và nhà quản lý: “Bỏ ai, giữ ai khi kinh tế biến động” ngày 8-4.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc, lãi suất tăng và lạm phát là các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động năm 2023. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự đoán số người thất nghiệp trên thế giới sẽ tăng thêm 3 triệu, lên mức 208 triệu người trong năm nay, tương đương với tỷ lệ 5,8%, theo báo cáo công bố vào tháng 1-2023. Bên cạnh khó khăn dành cho người lao động, những thay đổi về cấu trúc thị trường và xu hướng nhân sự đặt các doanh nghiệp - đối tượng sử dụng lao động trước những ngã rẽ trong chiến lược nhân sự để tối ưu hóa hoạt động.

Dẫn báo cáo Xu hướng nhân su 2022 của AIHR ông Vinh chỉ ra, một trong những bài học lớn nhất sau đại dịch là thực tế, các công ty không còn có thể chỉ dựa vào việc tìm kiếm nhân tài từ bên ngoài. Thị trường lao động thắt chặt buộc phải tận dụng tốt hơn những tài năng đã có. Tình trạng thiếu hụt nhân tài là một thách thức lớn đối với ngày càng nhiều tổ chức trên toàn thế giới.

Với thị trường lao động eo hẹp hiện nay, thị trường nhân tài thiếu thốn đến mức các công ty đã bắt đầu thử nghiệm bằng cách hợp tác với các công ty khác để tạo ra một đội ngũ nhân tài lớn hơn.

60% các doanh nghiệp hiện thích mượn hoặc thuê những người có kỹ năng nhất định tử các công ty khác, thay vì tuyển dụng nhân viên toàn thời gian mới.

Bên canh đó, đội ngũ nhân sự ngày càng đòi hỏi sự chuẩn bị cho tương lai nhiều hơn. Sự không chắc chắn về kinh tế kết hợp với sự không chắc chắn được tạo ra bởi sự thay đổi và tình trạng thiếu hụt nhân tài trên thị trường lao động đang góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh khác biệt. Và do đó, nhân viên đòi hỏi sự linh hoạt hơn do kết quả của việc chuyển sang làm việc từ xa trong thời kỳ đại dịch Covid-19, bản thân các công ty cũng phải học cách trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn và kiên cường hơn. Nhân sự cũng cần phải nhìn rõ được thực tế này để có kịch bản ứng phó.

Cùng chia sẻ nội dung, ông Lê Nhật Trường Chinh, nhà sáng lập Success Partner - - tổ chức 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo con người, phát triển tổ chức, chiến lược, lãnh đạo chia sẻ thông tin về những thay đổi về động lực của các cá nhân và tổ chức trong giai đoạn hiện nay. Tổng hợp từ hơn 880 dữ liệu thu thập trên thị trường Việt Nam và so sánh với mặt bằng chung của thế giới trong năm 2022, Success Partner nhận thấy Chỉ số Động lực OMI của Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới, trong đó thế hệ Gen Z (những người sinh trong khoảng năm 1997-2012) có chỉ số Động lực cao vượt trội so với hai thế hệ trước là Millenium và Gen X.

Theo Minh Tâm – Báo Kinh tế Sài Gòn

Bài viết mới nhất

Zalo
Hotline
+84982663849