Kinh tế Mỹ vẫn sẽ suy thoái?

Kinh tế Mỹ vẫn sẽ suy thoái?

Thứ tư, 16/08/2023

Ngày càng nhiều nhà kinh tế từ bỏ những cảnh báo suy thoái đối với nền kinh tế Mỹ. Thay vào đó, họ dự báo về một “cuộc hạ cánh mễm” mà trong đó kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhưng chậm hơn.

Có những lý do cho dự báo lạc quan đế: Tỷ lệ thất nghiệp còn thấp; lạm phát giảm làm giảm nhu cầu phải tăng lãi suất lên cao hơn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed); niềm tin của người tiêu dùng được củng cố; và thị trường chứng khoán đang lên khiến mọi người cảm thấy giàu hơn và có tâm trạng chi tiêu.

Nhà kinh tế Mark Zandi, trong một bài viết trên CNN tháng trước, đã đưa thêm năm lý do mà ông cho rằng nền kinh tế sẽ thoát khỏi suy thoái: Người tiêu dùng vẫn còn một số khoản tiết kiệm chưa tiêu từ gói kích thích đại dịch; các doanh nghiệp sẽ chậm sa thải công nhân ngay cả khi điều kiện xấu đi, bởi vì rất khó tìm nhân tài; nơ hộ gia đình và doanh nghiệp nhẹ; kỳ vọng lạm phát thấp và được cố định tốt, do đó Fed có thể thư giãn; và giá dầu đã giảm.

Tuy nhiên, Peter Coy, tác giả của bài viết này và là cây viết kỳ cựu chuyên mục kinh tế và kinh doanh của New York Times, vẫn giữ dự đoán của mình về suy thoái kinh tế. Theo ông, nếu nền kinh tế không rạn nứt trong năm nay thì rất có thể xảy ra suy thoái vào năm tới.

Theo ông, có những điểm dữ liệu từng là chỉ báo suy thoái có độ tin cậy cao trong nhiều năm.

Một điểm dữ liệu thuyết phục là sự sụt giảm đều đặn của Chỉ số Kinh tế dẫn dắt (LEI) của Conference Board.

Chỉ số có xu hướng tăng giảm trước diễn biến chung của nền kinh tế. Vào tháng 6, chỉ số này đã giảm tháng thứ 15 liên tiếp, đây là chuỗi giảm liên tiếp dài nhất kể từ năm 2007-2008 khi nền kinh tế rơi vào suy thoái sâu.

Nhìn vào mọi cuộc suy thoái kể từ tháng 12-1969, nhà kinh tế học David Rosenberg đã tính toán rằng, trung bình. Chi số kinh tế dẫn dắt bắt đầu giảm 13 tháng trước khi cuộc suy thoái bắt đầu và giảm 4,6% trước khi diễn ra suy thoái. Theo số liệu đó, kinh tế thậm chí còn tiến sâu hơn vào vùng nguy hiểm so với trước các cuộc suy thoái trong quá khứ: Tháng 6 đánh dấu 18 tháng kể từ mức đỉnh của chi số và mức giảm so với đỉnh là 9,9%.

Một trong những thành phần đang kéo chỉ số kinh tế dẫn dắt xuống đáng để xem xét riêng đó là hình dạng của đường cong lợi suất. Khi đường cong lợi suất dốc xuống từ đỉnh bên trái xuống dưới đáy bên phải - đó là một chỉ báo suy thoái mạnh.

Chiến dịch tăng lãi suất của Fed đã nâng phạm vi mục tiêu của lãi suất quỹ liên bang lên 5 điểm phần trăm kể từ tháng 3-2022. Trước đây, những lần tăng thấp hơn mức đó, trải ra trong thời gian dài hơn, cũng đủ khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Một số nhà kinh tế học và chiến lược gia đang nói rằng những chi số LEI đã mất giá trị tiên liệu.

Bryce Doty, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Sit Investment Associates, nói với The Times trong tháng này: “Tình hình chúng ta đang gặp phải rất khác so với bình thường”. Ông không nghĩ rằng sự đảo ngược của đường cong lợi suất báo hiệu suy thoái kinh tế. Thay vào đó, ông nói: “Thật nhẹ nhõm khi lạm phát đang giảm xuống”.

Nhưng dường như trách nhiệm chứng minh luận điểm “lần này thì khác” thuộc về đám đông và rất nhiều nhà kinh tế có vẻ đồng ý. Trong tháng này, cuộc khảo sát của Bloomberg với 73 nhà dự báo cho thấy dự đoán trung bình về khả năng xảy ra suy thoái trong 12 tháng tới vẫn là 60%.

Họ chắc chắn có lý do để bi quan. Việc tăng lãi suất của Fed có độ trễ; toàn bộ tác động của các đợt tăng lãi suất sẽ giáng vào nền kinh tế trong những tháng tới.

Lãi suất tăng đã ảnh hưởng đến doanh số bán nhà và giá cả, đồng thời gây áp lực lên các ngân hàng nhỏ hơn. Doanh số bán lẻ được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm. Ngoài ra, có những yếu tố đặc biệt nguy hiểm cho nền kinh tế. Việc Nga cố gắng cấm vận các cảng Biển Đen của Ukraine đã khiến giá lúa mì tăng vọt. Việc tiếp tục thanh toán các khoản vay sinh viên sẽ buộc nhiều người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu.

Theo The New York Times; Ngọc Thanh – Báo Kinh tế Sài Gòn

Bài viết mới nhất

Zalo
Hotline
+84982663849