Nhận biết rõ lười biếng

Nhận biết rõ lười biếng

Thứ năm, 24/11/2022

Thay vì cảm thấy chán nản trước sự biếng nhác của mình hay của người, chúng ta có thể quán xét thấu đáo hơn để nhận biết và hiểu rõ hơn về bản chất của nó. Hãy xem những lúc lười biếng này như là một vị thầy hướng dẫn tốt nhất cho chúng ta.

Chúng ta vẫn thường được dạy rằng, lười biếng là một trong những trở ngại lớn cho con đường tỉnh giác của mình. Tuy nhiên, cần nhìn sâu hơn vào những hình thái khác nhau của sự lười biếng. Trước tiên là từ nhu cầu hưởng thụ dẫn đến lười biếng, bởi con người luôn cố gắng để được sống thoải mái và ấm cúng. Sau là những lười biếng xuất phát từ thương tổn nơi tâm hồn, điều này dẫn đến sự chán nản sâu sắc, một cảm giác tuyệt vọng và muốn từ bỏ bản thân. Ngoài ra, một dạng lười nhác khác nữa xảy đến khi chúng ta bị chai sạn trong sự cam chịu và tủi hờn, từ đó hình thành nên sự vô cảm, lúc này con người hầu như chỉ còn muốn cuộn lại trong vỏ ốc của chính mình.

Khuynh hướng hưởng thụ

Khuynh hướng hưởng thụ cũng có nhiều hình thái khác nhau. Sogyal Rinpoche đưa ra vài ví dụ như sau: ở phương Đông, sự lười nhác thường được biểu hiện như việc người ta chỉ ngồi một chỗ, giữa nắng trời, cùng người bạn thân của mình nhâm nhi tách trà và để một ngày dài qua đi. Còn ở phương Tây, lười biếng lại được nhận biết qua tốc độ chuyển động. Mọi người làm hết cái này sang cái kia một cách rất vội vã, từ phòng tập lại vội sang văn phòng, đến quán bar, leo núi, tới lớp học Thiền, rồi lại lao về căn bếp của mình, sân sau nhà, hay một câu lạc bộ nào đó. Họ cứ vội vàng, rồi vội vàng, rồi lại vội vàng chỉ để tìm kiếm quanh mình chút ít thoải mái và dễ chịu khi kết thúc một ngày.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhận ra rằng, dù cho ngồi một chỗ hay vội vàng với mọi việc, và ở bất cứ nơi nào có sự tồn tại của con người, việc định hướng một sự an nhàn mang dấu ấn của tánh biếng nhác, sẽ được biểu thị bởi sự ngu muội. Con người luôn tìm kiếm một đặc ăn, như: có một cuộc sống không bị tổn thương, một nơi trú ẩn để thoát khỏi những khó khan, tự ti, lo lắng, muộn phiền, sự thoải mái nơi tâm, được ngơi nghỉ ngay trong sự tồn tại của mình. Và vị vậy, chúng ta lầm tưởng rằng, lười biếng có lẽ sẽ giúp ta tìm được một khoảng không rộng lớn và nhẹ nhõm cho chính mình. Thế nhưng, việc đeo đuổi những mưu cầu kia chẳng khác gì ta đang uống một cốc nước muối, sự thèm khát được hưởng thụ trong thoải mái một cách dễ dàng chẳng bao giờ là thỏa mãn.

Tổn thương trong tâm hồn

Những mất mát trong tâm hồn thường được tạo ra từ việc bị coi thường, dễ tổn thương và sự bế tắc. Chúng ta cố gắng sống theo cách mình muốn mà không bận tâm đến suy nghĩ của người khác. Làm theo những gì mình muốn chưa hẳn đã là điều đúng đắn. Con người luôn đuổi theo những vui thú ngoài kia, nhưng rồi lại không tìm thấy một niềm hạnh phúc vững bền nào. Chúng ta rảnh rỗi, đi du lịch, học một khóa thiền định, học các giáo lý, hay bỏ thời gian để tận tâm với những quan điểm chính trị, triết học nào đó. Có người lại đi giúp đỡ những người nghèo, cứu cây, uống thuốc, bốc thuốc… nhưng rốt cuộc lại vẫn không thấy thỏa mãn. Chúng ta cứ cố gắng như vậy rồi lại thất bại, điều đó khiến chúng ta rơi vào một nơi đầy dẫy bế tắc và tuyệt vọng, thậm chí lại chẳng muốn dịch chuyển, cảm giác như mình sẵn long nằm ngủ hàng ngàn năm. Và rồi cuộc sống của chúng ta bắt đầu trở nên vô nghĩa. Từ đây có thể thấy, tổn thương trong tâm hồn là một nỗi đau lớn đến nỗi khiến con người bị tê liệt với mọi thứ, sự tê liệt này được khoác bằng chiếc áo mang tên lười biếng.

Vô cảm

Vô cảm là một hình thức khắc nghiệt hơn, lạnh lùng hơn, và có chiều hướng tin vào số phận nhiều hơn. Trường hợp đặc biệt này có một chút khía cạnh của sự giễu cợt và gay gắt. Lúc này, con người cảm thấy mình chẳng làm hại ai là được, cảm thấy lười và lấp lửng cùng một lúc. Chúng ta lấp lửng giữa một thế giới đáng thất vọng và tồi tệ, trung lập giữa người này và người kia, và hầu như cũng cảm thấy điều đó với chính bản thân mình. Khi phạm phải một sai lầm, con người thường không hiểu chính xác sai lầm đó là gì, chỉ đơn giản họ biết mình đã làm sai, rồi mặc kệ tất cả. Họ tìm một cách nào đó để quên đi sai lầm kia thật nhanh và gác lại mọi hoạt động của mình. Họ nghĩ rằng, nếu không thể làm gì hơn, thì không nên bận tâm nhiều nữa.

Vậy, nên làm gì?

Chúng ta có thể mở cửa, bước ra ngoài và đi dạo đâu đó, hay cũng có thể ngồi trong yên tĩnh, nhưng dù chúng ta làm gì đi nữa, nó vẫn đến và ở lại với chúng ta, đi theo sau từng ngôn từ, theo sau sự chối bỏ, cảm nhận cuộc sống đang hiện hữu kia, trong tim, trong dạ dày, trong cơ thể chúng ta và trong hàng triệu người khác đang đi cùng con thuyền với ta. Từ đây, chúng ta bắt đầu rèn luyện chính mình trong sự cởi mở và long từ bi. Đây cũng là lúc, sự lười biếng trở thành huấn luyện viên cho chính ta. Khoảnh khắc này trở thành sự hiểu biết sâu sắc và giúp chúng ta điều trị cho chính mình.

Theo Diệu Tạng dịch (Báo Giác Ngộ)

Bài viết mới nhất

Zalo
Hotline
+84982663849