Cách nào kiểm soát quảng cáo "bát nháo"?

Cách nào kiểm soát quảng cáo "bát nháo"?

Thứ tư, 11/10/2023

Dù đã được bổ sung thêm các định chế pháp lý lẫn tăng cường hoạt động thực thi, quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên không gian mạng, vẫn không ngừng gây phiền nhiễu. Quản lý nhà nước về quảng cáo vì vậy cần có những tiếp cận phù hợp và hiệu quả hơn.

Đặc trưng của hoạt động quản lý nhà nước là điều phối và đảm bảo trật tự xã hội. Để có thể sâu sát, quản lý chuyên ngành cần được thực hiện tốt. Ngược lại, xuất phát từ các mối liên hệ hữu cơ giữa các ngành và lĩnh vực, phối hợp quản lý giữa các ngành (hay còn gọi là quản lý liên ngành) cần được thực hiện hiệu quả. Có nghĩa, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý trở thành một trong những yêu cầu tất yếu.

Cho nên, chẳng có gì bất thường khi có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý hoạt động quảng cáo như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều hoạt động quảng cáo “bát nháo” chưa được kiểm soát tốt cho thấy những vết đứt trong quá trình phối hợp quản lý giữa các cơ quan, đặc biệt là giữa Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), Bộ Thông tin và Truyền thông và cả Bộ Y tế.

Quảng cáo sản phẩm giả, kém chất lượng, sai sự thật trên không gian mạng hay thậm chí trên các phương tiện truyền thông chính thống, từ cả những người nổi tiếng, nhất là trong lĩnh vực liên quan là nỗi ám ảnh. đến sức khỏe... vẫn

Từ Luật Quảng cáo 2012, Bộ VH- TT&DL là cơ quan chủ trì trong quản lý nhà nước về quảng cáo. Có nghĩa, chính Bộ VH-TT&DL chứ không phải cơ quan nào khác phải có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, ngành còn lại tổ chức vai trò quản lý này. Ngoài các hoạt động quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông..., Bộ VH-TT&DL cần tỏ rõ vai trò của mình trước hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.

Nội dung quản lý nhà nước của Bộ VH-TT&DL về quảng cáo cũng cẩn được xác định rõ. Đó trước hết là quản lý nhà nước về quảng cáo chứ không phải quản lý nhà nước với văn hóa hay văn hóa đô thị. Cũng tương tự như nhiều lĩnh vực khác, tần suất và mật độ quảng cáo dày đặc đặt ra áp lực lớn đối với việc quản lý. Thay vì tiền kiểm, ví dụ như yêu cầu việc xin - cho phép trước khi tiến hành các hoạt động quảng cáo, hậu kiểm là phương án được lựa chọn và đề xuất tăng cường. Có nghĩa, luật pháp, cơ quan quản lý chi đặt ra các điều kiện và tiêu chí, đơn vị thực hiện quảng cáo chỉ cần tuân thủ và chủ động trước hoạt động kinh doanh của mình.

Công việc của cơ quan quản lý sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều vì chỉ cần tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra khi cần thiết. Đương nhiên, cùng với đó, xử lý các vi phạm (nếu phát hiện) cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ. Và như vậy, đảm bảo nguồn lực để tiến hành hoạt động hậu kiểm trở thành gánh nặng không nhỏ.

Bài toán này tiếp tục được giải bằng phương án... không tổ chức thanh tra, kiểm tra quá thường xuyên. Để đảm bảo hiệu quả quản lý trong tình huống đó, cần thiết phải... tăng mức xử phạt. Chế tài nặng được xây dựng không phải nhằm mục đích tăng thu ngân sách, không phải để người vi phạm nộp nhiều tiền phạt. Chế tài nặng để người quảng cáo lo lắng phải nộp phạt nhiều nếu vi phạm. Hay nói cách khác, tăng mức xử phạt là để cảnh báo, phòng ngừa.

Theo TRƯƠNG TRỌNG HIỂU - Báo Kinh tế Sài Gòn

Bài viết mới nhất

Zalo
Hotline
+84982663849